Phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng là gì? Phụ lục thay đổi thông tin được dùng trong những trường hợp nào?... Có lẽ điều tốt nhất dành cho bạn đó là tìm hiểu kỹ bài viết này. Chắc chắn các bạn sẽ tìm được câu trả lời.
Phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng là gì?
Phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng hay còn gọi là phụ lục hợp đồng. Đây là loại văn bản được lập ra khi giữa các bên đã có văn bản ký kết hợp đồng thỏa thuận với nhau. Cụ thể như soạn thảo hợp đồng mua bán,vay, cho mượn, tặng, cho thuê tài sản hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự…

Trong quá trình ký kết hợp đồng các bên còn soạn thảo một phụ lục hợp đồng có giá trị giống với hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra, phụ lục hợp đồng cũng có thể phát sinh sau khi tiến hành thực hiện hợp đồng bởi những vấn đề phát sinh mà các bên không thể lường trước. Chính vì vậy họ phải soạn thảo một phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng và có thêm các điều khoản khác.
Ngoài ra thì chúng ta còn một loại hợp đồng nữa đó là hợp đồng lao động. Trong hợp đồng lao đồng cũng vẫn có thể kèm theo phụ lục hợp đồng. Tuy nhiên, phụ lục hợp đồng lao động cũng cần phải thỏa mãn 2 điều kiện:
- Phụ lục hợp đồng lao động là một phần của hợp đồng lao động và có giá trị pháp lý giống với hợp đồng lao động. Có nghĩa là văn bản này phải cso đầy đủ các điều khoản đã được ký trong hợp đồng lao động.
- Nếu có nội dung sửa đổi thì điều khoản phải soạn thảo chi tiết. Tuy nhiên không được sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động. Nếu có sai khác thì chúng ta vẫn cứ thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký kết.
Điều kiện để phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng có giá trị pháp lý.
Để phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng có giá trị pháp lý thì chúng phải đảm bảo 2 yêu cầu cơ bàn đó là:
Đảm bảo đầy đủ về nội dung ghi trong phụ lục hợp đồng.
Trường hợpphụ lục hợp đồng được soạn thảo kèm theo hợp đồng thì trước tiên nội dung của phụ lục phải giống như nội dung của hợp đồng. Chúng có hiệu lực giống với nội dung của hợp đồng. Chỉ có thể khác là chúng giải trình chi tiết một điều khoản nào đó có trong hợp đồng.

Còn trường hợp phụ lục hợp đồng có các điều khoản không giống với nội dung của hợp đồng thì phụ lục hợp đồng chỉ có hiệu lực khi có sự đồng ý và thỏa thuận của các bên liên quan. Trong trường hợp không đưa ra được thỏa thuận chung thì phụ lục hợp đồng không có giá trị.
Đảm bảo về hình thức của phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng.
Bất cứ một văn bản nào cũng cần phải đảm bảo về mặt hình thức. Phụ lục hợp đồng không phải là ngoại lệ. Chúng phải đảm bảo được đầy đủ 2 yêu cầu sau:
- Phải có đánh số theo thứ tự tăng dần dựa theo mốc thời gian đã ký kết. Trong trường hợp có sự phát sinh thì những phát sinh này phải kèm theo phụ lục ở thời gian đó.
- Phụ lục hợp đồng phải được công chứng và chứng thực mới đảm bảo giá trị pháp lý. Tuy nhiên chúng cũng phải tuân theo đúng quy trình khi ký kết hợp đồng chính.
Phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng có bao nhiêu loại?
Thông thường một phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng sẽ bao gồm 2 loại chính.
Phụ lục với nội dung bổ sung thông tin có trong hợp đồng
Đây là một loại phụ lục có thể bổ sung thêm một số nội dung chưa đề cập đến trong nội dung hợp đồng. Hoặc cũng có thể là giải trình chi tiết một nội dung nào đó trong hợp đồng. Nếu là bổ sung thì trong văn bản phải ghi rõ là: “Bổ sung phần thông tin ở khoản A, được quy định trong điều mấy của hợp đồng chính”.
Phụ lục với nội dung sửa đổi thông tin trong hợp đồng
Loại phụ lục này có nội dung trái hoàn toàn với các điều khoản đã ký trong hợp đồng chính. Chính vì vậy trong trường hợp này phải ghi rõ là sửa đổi nội dung nào, điều khoản bao nhiêu trong hợp đồng. Điều quan trọng là phải có sự đồng thuận của các bên.

Một hợp đồng có thể lập được bao nhiêu phụ lục?
Theo bộ luật dân sự cũng như luật thương mại số lượng phụ lục hợp đồng trên một hợp đồng là không quy định. Theo quy định thì chỉ có hợp đồng lao động mới bị giới hạn về số lần và không đ��ợc điều chỉnh về thời gian. Còn đối với những loại hợp đồng khác thì các bên có thể tự do thỏa thuận.
Thực tế, có rất nhiều loại phụ lục hợp đồng. Vì điều này còn phụ thuộc vào nội dung hợp đồng chính đã được ký kết. Dù là phụ lục với nội dung sửa đổi thông tin nào đi chăng nữa thì chúng vẫn phải đảm bảo giá trị pháp lý.
Có lẽ đến đây các câu hỏi đại loại như: Phụ lục thay đổi thông tin hợp đồng là gì? Phụ lục thay đổi thông tin được dùng trong những trường hợp nào?.. đã không làm khó được các bạn rồi đúng không nào?